Đội hình bóng ma là một trong những bài tập kỹ năng mà các đội bóng thường áp dụng để chuẩn bị cho giải đấu. Các cầu thủ Việt Nam được chia thành những nhóm nhỏ và luyện tập. Bài tập này không chỉ rèn luyện kỹ năng chuyền bóng, cướp bóng,… mà còn giúp các cầu thủ biết cách tạo khoảng không, phối hợp với đồng đội.
“Đội hình bóng ma” là gì?
“Đội hình bóng ma” là một cụm danh từ được dùng để nói về kiểu chơi bóng theo nhóm nhỏ. Các tuyển thủ sẽ tạo thành vòng tròn và chuyền bóng qua lại với nhau. Một cầu thủ được cử ra làm “ma” chạy ở giữa vòng tròn. Nếu như cầu thủ “ma” chạm được bóng từ phía cầu thủ nào thì cầu thủ đó sẽ vào đóng vai “cầu thủ ma”.
Trong bài tập này, cầu thủ “ma” sẽ cố gắng chạm được bóng để thoát khỏi vai trò làm “ma”. Còn các cầu thủ khác thì cũng cố gắng chuyền bóng bằng một chạm và đảm bảo tính liên tục để không bị bắt làm “ma” đuổi bóng.
Hiểu một cách đơn giản, cầu thủ “ma” chính là đối thủ của họ khi thi đấu. Các tuyển thủ cần phải chạy, chạm và chuyền bóng nhuần nhuyễn sao cho đối thủ không thể bắt được bóng.
Lối chơi bóng theo kiểu “đội hình ma” này được phát triển trên kiểu chơi Tiki Taka. Nguyên lý của lối chơi này là những đường bóng ngắn, ít chạm và kỹ năng nhả, đập cực nét. Trong đó, Barcelona chính là đội bóng rất thành công trong lối chơi đẳng cấp này.
“Đội hình bóng ma” – Bài tập quan trọng của đối tuyển Việt Nam
Tại các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, các cầu thủ thường xuyên luyện tập theo kiểu “chơi bóng ma” nổi tiếng này. Cách chơi này dễ dàng giúp họ thành thục các kỹ năng chuyền nhanh, một chạm.
Hơn thế nữa, các chân sút còn cải thiện được tốc độ di chuyển, hướng di chuyển, đảm bảo cự ly với đồng đội và đối thủ. Đáng chú ý, kiểu “chơi bóng ma” còn huấn luyện cho các tuyển thủ kỹ năng liên lạc với đồng đội bằng ánh mắt, cử chi và tạo khoảng trống thuận lợi góp phần tạo nên những thành tích cho toàn đội.
Chính vì lẽ đó, trước thềm những giải đấu quan trọng, các cầu thủ đều được tập trung luyện tập kỹ năng. Đội tuyển Việt Nam cũng thường xuyên luyện tập theo nhóm nhỏ để “chơi bóng ma” để chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022.
Đồng thời, bài tập đẳng cấp này còn giúp các cầu thủ trở nên hiểu nhau hơn khi đá cặp. Nổi tiếng là cặp đội đặc biệt Đình Trọng – Tiến Dũng 04 đã từng rất ăn ý nhau ở vòng chung kết U23 châu Á.
“Đội hình bóng ma” giúp luyện tập kỹ năng tranh cướp bóng xuất thần
Không chỉ dừng lại ở kỹ năng chuyền bóng, tạo khoảng trống, phối hợp cùng đồng đội, bài tập này còn có ý nghĩa trong việc tranh đoạt lại bóng từ chân đội bạn. Để thực hiện được điều này, các cầu thủ cần phải đảm bảo có được một thể lực tốt, đôi chân khéo léo và tư duy nhạy bén. Đồng thời, họ cũng cần am hiểu các khâu tổ chức tấn công, phòng ngự để có thể thuần thục được kỹ năng cướp bóng trong “đội hình bóng ma”.
Bởi tốc độ luyện tập giữa các nhóm cầu thủ khi “đá bóng ma” diễn ra nhanh chóng đến ngột thở. Nhóm bóng làm “ma” sẽ phải ra sức cướp bóng thật nhanh để giành thế chủ động. Đây chính là nền tảng để hình thành tổ chức vây ráp. Các cầu thủ cần phải linh hoạt chuyển tiếp lối chơi từ tấn công sang phòng thủ đúng lúc.
Đồng thời, họ cũng cần phải nhanh chóng đoạt lại bóng để gây sức ép khi thấy đối thủ chuẩn bị “phát công”. Để làm được những điều này, các cầu thủ cần phải phối hợp cùng nhau thật tốt và tạo được sức ép đủ lớn để cướp bóng nhanh nhất có thể.
“Đội hình bóng ma” đã mang lại đội tuyển Việt Nam và các đội bóng chuyên nghiệp những kỹ năng quý giá. Kiểu bài tập này giúp các tuyển thủ có thể luyện tập được nhiều kỹ năng cùng lúc để phá vỡ kết cấu đội hình của đối phương.