Hiểu một cách nôm na, “Tiên chế phát nhân” là kế sách không ngồi yên đợi giặc mà đem quân đi đánh giặc trước. Trong lịch sử, Việt Nam ta đã từng giành thắng lợi trước quân Tống nhờ mưu lược này của Lý Thường Kiệt. Vậy, còn chuyện nhà bóng thì sao? Liệu tuyệt chiêu này có thật sự mang lại hiệu quả cho các câu lạc bộ.
Tiên chế phát nhân – Câu chuyện của nhà binh
“Tiên phát chế nhân” là một trong 36 kế sách của nhà binh. Kế này có ý nghĩa là cần ra tay trước để chiếm ưu thế và giành thắng lợi trước khi đối phương hành động.
Trong chiến tranh, nhiều nhà quân sự đã thành công với chiến lược này như Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Gia Cát Lượng lấy đất Hán Trung, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự,… Tất cả đều diễn ra “chớp nhoáng” và không cho địch có cơ hội trở tay, dư luận không kịp phản ứng.
Trong lịch sử Việt Nam, “tiên chế phát nhân” đã từng làm nên chiến thắng vang dội của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, nghe tin Quách Quỳ dẫn 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã cho lập tuyến bên sông Như Nguyệt để ngăn chặn giặt. Một mặt, ông cho thủy quân đánh bại quân xâm lược ở vùng biển Quảng Ninh.
Nhiều đòn tấn công của quân Quách Quỳ trên bộ đều bị chặn đứng. Quân Tống không tài nào vượt qua phòng tuyến Như Nguyệt mà quân ta đã chuẩn bị sẵn. Sau nhiều ngày chờ viện binh, cộng thêm việc bị “đả kích” tinh thần từ bài thơ “Sông Núi Nước Nam”, quân giặc cuối cùng cũng phải rút lui về nước.
Tiên chế phát nhân và câu chuyện trong bóng đá
Trong chiến tranh, đây là một kế sách thông minh và đầy mưu lược. Vậy còn trong bóng đá, chiến lược này có ảnh hưởng như thế nào đến chiến thắng của các đội bóng.
Nhắc đến thành công với “Tiên chế phát nhân” trong “làng túc cầu” là phải nhắc đến Mourinho lắm mưu nhiều mẹo. Vào thời điểm còn dẫn dắt Chelsea, mỗi khi phải đụng độ với Barca “làm mưa làm gió” với Ronaldinho trong đối thủ, nhà chiến lược này đã nghĩ ra nhiều trò để hạn chế sức mạnh của đối phương.
Cụ thể, trong đối đầu tại vòng bảng Champions League mùa giải 06/07 tại Stamford Bridge, huấn luyện viên này đã khiến các cầu thủ Barca toát mồ hôi với một mặt sân khá trơn trượt. Bởi trước khi trận đấu diễn ra, chiến lược gia người Bồ Đào Nha đã cho tổ hàng tấn cát vào sân để khắc chế lối chơi ban bật bóng nhỏ của Barca.
Tuy nhiên, mưu kế này của ông cũng không đem lại nhiều hiệu quả cao. Bởi Barca khi đó khá mạnh mẽ và đã ép sân trong phần lớn thời gian. Dù “hàng tấn cát” này đã thuận lợi giúp Chelsea dẫn trước nhưng cũng chẳng thể khiến đội nhà chiến thắng. Trải qua một trận đấu khá vất vả, Barca vẫn mang về được chiến thắng 2 – 1.
Bên cạnh xu hướng bóng đá cống hiến, để giành lấy thắng lợi vẫn còn tồn tại đâu đó một đoạn bóng “bất chấp thủ đoạn” theo kiểu “Tiến chế phát nhân”. Điều này khiến nền bóng đá xấu đi, kém phát triển và kém chuyên nghiệp hơn.
Đáng nói hơn hết là những trò này ngày càng lộ liễu hơn. Minh chứng là tại giải vô địch châu Phi CAN 2010, đội tuyển Malawi và Mali đã từng tố cáo ban tổ chức có hành vi gây ức chế cho họ trước trận đấu, nhằm đưa đội tuyển Angola vào vòng trong.
Cụ thể, các cầu thủ Malawi đã đến sân tập đúng thời gian nhưng do Angola vẫn còn tập, nên họ phải chờ đến lượt. Đến khi Angola kết thúc buổi tập, thì ban quản lý tại thông báo rằng sân tập thuộc về CLB chủ quản và mời tuyển thủ Malawi ra ngoài.
Còn đối với câu lạc bộ Mali thì khi đến sân tập, sân lại bị khóa kín cửa thì tuyển Algeria đang tập. Ban tổ chức đã thông báo đổi giờ tập nhưng không hề cho họ biết trước. Cuối cùng, cả hai đội tuyển này phải dừng ở vòng bảng trước chủ nhà Angola. Còn đối chủ nhà thì cũng chỉ có thể đi tiếp được đến tứ kết.
Tại Việt Nam, cũng không ít lần cổ động viên nước nhà bằng cách chửi rủa, thậm chí là sử dụng vũ lực đối với cầu thủ nước bạn. Điều này khiến họ không thể phấn chấn và tập trung cho trận đấu.
“Tiên chế phát nhân” là kế sách thể hiện sử dụng chủ động, tự tin của ai đó trong cuộc chiến. Nhưng áp dụng nó theo cách của các tuyển trên trong bóng đá thì chỉ làm xấu đi hình ảnh của bản thân và khiến nền bóng đá trở nên thấp kém.