Tìm hiểu về áo Nhật Bình cách tân

Áo Nhật Bình cách tân là một trong những cổ phục lâu đời ở Việt Nam và gắn bó xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Ngoài giá trị thẩm mỹ, theo ghi chép của những nhà sử học, áo Nhật Bình mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa, giá trị lịch sử. Trong bài viết này hãy cùng T8win.club tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và những giá trị ẩn chứa bên trong mẫu trang phục Việt xưa này nhé!

Nguồn gốc lịch sử và tên gọi của áo Nhật Bình cách tân

Theo nhiều sổ sách ghi chép nguồn gốc lịch sử của áo Nhật Bình là từ áo Phi Phong của Minh Triều thuộc lịch sử Trung Hoa. Mẫu áo Phi Phong được triều Nguyễn phát triển lên trở thành dạng áo Đối Khâm Phi Phong. Áo này có phần cổ được thiết kế dạng hình chữ nhật to bản, 2 vạt cố định lại bằng dây buộc. Khi mặc hoàn chỉnh thì phần trước ngực vừa hay ghép lại thành hình chữ nhật cho nên mới lấy tên Nhật Bình để đặt cho mẫu áo này.

Áo Nhật Bình ban đầu được được sử dụng làm Triều phục cho nữ nhân ở trong triều. Tuy nhiên, chỉ những người có cấp bậc cao quý như Hoàng Hậu, Phi Tần, Công Chúa thì mới được mặc.

áo Nhật Bình cách tân
Nguồn gốc lịch sử, tên gọi của áo Nhật Bình cách tân

Đặc điểm của áo Nhật Bình cách tân

Áo Nhật Bình tuy được dựa theo và thiết kế lại nguyên mẫu của áo Phi Phong Minh Triều thế nhưng giữa 2 mẫu áo này vẫn có nhiều khác biệt. Điều này vừa thể hiện tinh thần sáng tạo và tự tôn của dân tộc, đồng thời khắc họa rõ nét đặc điểm văn hóa của người Việt. Minh chứng rõ nhất là ở hoa văn và cách bài trí, màu sắc, hòa phối họa tiết của áo. Cụ thể:

áo Nhật Bình cách tân
Đặc điểm của áo Nhật Bình cách tân

Về hoa văn trên áo nhật Bình cách tân

Trên một số bức họa còn được lưu lại cho thấy những đồ án hoa văn in trên áo Nhật Bình chủ yếu dạng hình tròn khép kín. Bên trong hình tròn sẽ thêu hình ảnh phượng ổ và loan ổ, những hoa văn phụ phong phú hơn. Thông thường sử dụng những hình ảnh mang hàm ý cát tường, tốt lành như thêu chữ Phúc hay chữ Thọ bằng chỉ vàng, chỉ đỏ, thêu bát bửu, hoa lá hoặc thủy ba (sóng nước).

Sự sắp xếp hoa văn trên áo Nhật Bình

Những hoa văn này được thay đổi và sắp xếp dựa vào vai vế, cấp bậc của người mặc. Vì thế, khi ta nhìn vào phần hoa văn cũng có thể xác định được cấp bậc, danh phận và địa vị của người đó. Tuy nhiên với áo Nhật Bình của Hoàng Hậu thì quy chế này sẽ không được áp dụng.

Ngoài hoa văn, dựa vào màu sắc áo ta cũng có thể phân biệt cấp bậc của người mặc. Điển hình như áo Nhật Bình dành cho Hoàng Hậu sẽ có màu vàng hoặc màu cam, áo Nhật Bình của Công Chúa là sắc đỏ. Màu sắc của áo được làm dựa theo phẩm cấp của chồng.

Phụ kiện đi kèm với áo Nhật Bình cách tân

Áo Nhật Bình thường được mặc kèm theo những phụ kiện. Thường thấy nhất là những chiếc cúc áo nạm vàng hoặc làm từ ngọc, đá quý. Phần dưới cổ tay của áo được trang trí thêm 2 dải dây dài thả lỏng được gọi là dải thùy lưu.

Vào thời Gia Long, phụ kiện đi kèm có thêm Kim ước với bậc Hậu phi, thời Thiệu Trị, Kim ước này thay thế bằng Kim phượng. Phần phụ kiện này được thay đổi nhiều theo thời gian. Đến thời Nguyễn Mạt thì phụ kiện đi kèm áo Nhật Bình là khăn vành.

Ý nghĩa lịch sử và văn hóa của áo Nhật Bình cách tân

Bên cạnh kiến trúc thì phục trang cũng là một trong những di sản thể hiện rõ tiến trình thay đổi lịch sử. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua những ghi chép của những nhà sử học về phẩm phục triều nghi.

áo Nhật Bình cách tân
Áo Nhật Bình mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử của người Việt

Sau khi triều Nguyễn kết thúc thì áo Nhật Bình trở thành một di sản văn hóa được giới quý tộc mặc vào những dịp lễ lớn, dịp đặc biệt trọng đại như lễ cưới,….. Rất nhiều cô dâu xứ Huế đã chọn mẫu áo Nhật Bình này để khoác lên vào ngày vui lớn nhất của đời mình.

Kết bài

Trên đây là bài viết giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, tên gọi và các đặc điểm, giá trị văn hóa lịch sử của áo Nhật Bình. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi T8win.club để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!