Đấu kiếm: Môn thể thao Olympic sở hữu “vẻ đẹp chết người”

Đấu kiếm: Môn thể thao sở hữu “vẻ đẹp chết người”. Là môn thể thao đòi hỏi ở bạn suy nghĩ nhanh nhạy, di chuyển phải hợp lý cùng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay.

Lịch sử môn Đấu kiếm

Đấu kiếm vốn được khởi thủy từ các cuộc giao đấu của con người trải dài suốt hàng thế kỷ. Những nguyên tắc cơ bản thi đấu kiếm được hình thành từ cuối thế kỷ 17 ở Pháp. Vào thế kỷ 18, 19, đấu kiếm được phát triển rộng ra các nước châu Âu.

Đấu kiếm
Đấu kiếm

Luật quy định về trang phục trong đấu kiếm được hình thành vào nửa cuối thế kỷ 19. Ngày nay, đấu kiếm là một môn thể thao đối kháng trực tiếp bằng kiếm, gồm có ba môn thi là: kiếm liễu (foil), kiếm ba cạnh (épée) và kiếm chém (sabre).

Từ năm 1986 đấu kiếm có mặt trong hệ thống thi đấu của Olympic trong kỳ thế vận hội đầu tiên ở tại Athens (Hy Lạp). Mãi đến tận năm 1924, các VĐV nữ mới có thể được tranh tài như các VĐV nam. 

Vào năm 1937 giải vô địch thế giới đấu kiếm đầu tiên được tổ chức. Việt Nam gồm có 3 vận động viên môn kiếm liễu tham gia thi đấu môn đấu kiếm lần đầu tiên ở tại Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 11 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 1990.

Trong thế vận hội, đấu kiếm là 1 trong 9 môn thể thao “kinh điển”, có trong chương trình thi đấu từ kỳ Olympic đầu tiên vào năm 1896 tại Athens (Hy Lạp)

9 môn bao gồm: Điền kinh, Bơi, Đấu kiếm, Thể dục dụng cụ, Bắn súng, Đạp xe, Tennis, Cử tạ và Vật.

Trang phục, sàn thi đấu kiếm và cách tính điểm

Hai kiếm thủ sẽ mặc áo giáp màu trắng, sử dụng những loại kiếm tương ứng đối với mỗi môn thi kiếm liễu, kiếm ba cạnh hay kiếm chém để đâm (chém) vào những bộ phận được quy định là hợp lệ ở trên cơ thể đối phương như là vùng ngực, đầu, cánh tay, hay là toàn thân.

Đấu kiếm
Trang phục Đấu Kiếm màu trắng

Ở trong áo giáp có gắn vi mạch điều khiển để tính điểm tự động. Khi có một kiếm sĩ đâm trúng đối thủ thì máy này sẽ báo hiệu để tính điểm. Các VĐV sẽ được bảo hộ rất kín với một bộ giáp bảo vệ dày, găng tay, ủng và mũ bảo hiểm che kín hết mặt. Riêng phụ nữ thì có thêm phần để bảo vệ ngực dưới áo giáp. 

  • Thiết bị tính điểm tự động chính là một mạch điện 12V, giúp cho kiếm thủ và ban giám khảo có thể đánh giá các cú đâm. Khi thiết bị này hiển thị màu xanh hoặc đỏ, cú đâm đó được tính điểm. Ngược lại, nếu đèn trắng có nghĩa là cú đâm đã chạm vào vùng tấn công không hợp lệ.
  • Đường thi đấu ngăn đôi theo chiều ngang, có chiều dài là 14m, chiều rộng từ 1,5m đến 2m. Phần mở rộng từ đường biên cho đến mép sàn là 2m. Một lần lùi ra sau khỏi vùng thi đấu bị tính là một lần bị đâm.

Kiếm liễu

Kiếm liễu được làm bằng thép và nặng khoảng 500g. Lưỡi kiếm có hình trụ tròn, mỏng nên rất mềm mại giống như “lá liễu” khi vung kiếm vậy. Những kiếm sĩ phải mặc áo giáp điện ở vùng ngực để khi kiếm chạm vào vùng ngực thì đèn lóe sáng, trọng tài sẽ căn cứ vào đó để chấm điểm. Kiếm liễu tấn công các đối thủ bằng “đầu ruồi” của kiếm.

Cấu tạo đầu ruồi của đầu kiếm liễu áp suất 0,5kg, do đó có kiếm sĩ chỉ cần đâm nhẹ vào vùng hợp lệ thì đèn sẽ lóe sáng. 

Kiếm liễu hấp dẫn bởi vì “vẻ đẹp nguy hiểm” của nó. Mục tiêu tấn công của kiếm liễu chỉ là ở vùng ngực, là vùng có tính sát thương cao nhất (trong những cuộc đối kháng xa xưa trong lịch sử).

Kiếm chém

Kiếm chém nặng 500g, có lưỡi kiếm to và dẹt hơn so với 2 lưỡi kiếm còn lại cho nên không có sự mềm mỏng bằng.  Ngoài đầu ruồi, kiếm chém còn có thể sử dụng cả lưỡi kiếm để đâm ngang hoặc chém dọc… miễn sao trúng vào vùng ngực đối phương là được.

Mục tiêu tấn công của kiếm chém chính là vùng thân trên, tay và đầu (xuất phát từ cách đánh của kỵ binh khi trên lưng ngựa từ thời xa xưa).

Kiếm 3 cạnh

Kiếm ba cạnh hao hao giống với kiếm liễu nhưng lại nặng hơn, kiếm nặng khoảng 800g. Kiếm ba cạnh tấn công vào đối thủ bằng “đầu ruồi” của kiếm. Bởi vì ăn điểm toàn thân cho nên các VĐV không cần phải trang bị áo giáp điện ở vùng ngực của mình. 

Đấu kiếm
Đấu kiếm 3 cạnh

Riêng ở kiếm 3 cạnh, nếu như 2 VĐV cùng nhau thực hiện thành công một cú đâm thì lúc đó cả 2 cùng được tính điểm.

Có rất nhiều người khi xem trận đấu kiếm cho rằng môn đấu kiếm thuần túy là chuyện hơn thua về thể lực và cả tốc độ. Nhưng đấu kiếm không chỉ có như thế. Môn kiếm là một môn đòi hỏi sự tư duy đầu tiên, rồi sau đó mới kể đến các yếu tố khác.

Những VĐV sẽ mang theo kiếm của riêng mình để đi dự Olympic. Các thanh kiếm này sẽ được BTC kiểm tra xem có đạt chuẩn hay không trước khi được sử dụng để thi đấu.