Dù chơi xấu và đi đường quyền với Quang Hải nhưng cầu thủ Theerathon Bunmathan của đội tuyển Thái Lan vẫn được nhận giải thưởng cầu thủ năng nổ nhất trận đấu.
Cầu thủ Thái Lan “đi đường quyền” chơi xấu Quang Hải
Phút 18, trong tình huống tranh chấp thì hậu vệ Theerathon Bunmathan của ĐT Thái Lan đã đánh cùi chỏ vào mặt của Quang Hải. Mặc dù trọng tài biên đứng gần tình huống đó nhưng vẫn không có tiếng còi nào cất lên.
Sau tình huống đó, cầu thủ của ĐT Việt Nam tỏ ra bức xúc. Thậm chí không lâu sau đó thì trung vệ đội trưởng Quế Ngọc Hải đã có hành động trả đũa khi sút bóng vào người của cầu thủ Thái Lan. Ban huấn luyện và HLV Polking của đối thủ cũng ngay lập tức lao ra đường biên để gây áp lực đòi trọng tài rút thẻ. Tình hình được xoa dịu đi khi trọng tài chính đã rút thẻ vàng cho HLV trưởng của đội bóng xứ Chùa Vàng.
Fan bóng đá Việt Nam bức xúc vì cầu thủ chơi xấu được nhận giải năng nổ
Khá bất ngờ sau khi trận đấu kết thúc, hậu vệ Theerathon Bunmathan của ĐT Thái Lan lại được BTC AFF Cup vinh danh. Cụ thể hậu vệ áo số 3 của ĐT Thái Lan đã nhận danh hiệu “Cầu thủ năng nổ nhất trận” từ BTC AFF Cup. Theerathon đã có nhiều đóng góp trong cả khâu phòng ngự lẫn tấn công trong lối chơi của “Voi chiến”.
Theerathon là một mẫu hậu vệ biên hiện đại với khả năng tấn công và phòng ngự đều tốt. Anh không chỉ đơn thuần là bám biên, hậu vệ này còn thường xuyên bó vào trong để hỗ trợ đồng đội kiểm soát bóng và tổ chức phản công. Anh rất mạnh trong các tình huống tạt bóng và đường chuyền cự li trung bình. Bỏ qua tình huống đi đường quyền với cầu thủ Quang Hải thì nhìn chung anh thi đấu tương đối tốt ở trận đấu vừa qua.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có lý do để tỏ ra bức xúc với việc cầu thủ chơi xấu lại được BTC AFF Cup vinh danh. Thực tế giải đấu này, công nghệ VAR không được áp dụng nên việc nhiều tranh cãi xảy ra cũng là điều khá dễ hiểu. Tình huống Quang Hải bị dính cùi chỏ chỉ là một trong số những tình huống xử lý gây tranh cãi dữ dội của trọng tài chính Saoud Ali Al-Adba.
Sau trận đấu, HLV Park Hang-seo tỏ ra khá ngao ngán khi nói đến công tác trọng tài của giải: “Vấn đề trọng tài tôi không muốn nhắc đến nữa. Mặc dù thua 2-0 nhưng cầu thủ đã cố gắng hết sức và còn vấn đề trọng tài thì anh ta chính là người rõ nhất. Tôi hy vọng rằng nếu có cơ hội thì anh ta nên xem lại trận đấu vừa rồi”.
“Đi đường quyền” là gì? Bắt nguồn từ đâu?
Cụm từ này là sản phẩm Internet, cụ thể hơn đó là cô Minh Hiếu – một người nổi tiếng trên mạng xã hội. Nếu chưa biết cụ thể “đi đường quyền” là gì, chị em chuẩn bị được gãi đúng chỗ rồi đấy.
Cô Minh Hiếu có vô số những câu nói đi vào lòng người như thế đấy. Tuy nhiên để làm nên thương hiệu và viral mạnh mẽ thì nhất định phải kể đến “Cầm nhiều tiền đi đường quyền nó cũng đẹp!”
Trong một đoạn clip, cô Minh Hiếu vừa hai tay cầm tiền vừa vung vẩy như đang tập quyền của một môn võ tự chế nào đó. Cô nói: “Bữa nay có tiền đi đường quyền mạnh ghê…”. Sau đó thì cô Minh Hiếu còn mách nước dùng đường quyền và tiền né… giang hồ.
“Giang hồ mà định uýnh á thì xòe tiền ra rồi sao nó uýnh được. Nó nhào vào cầm tiền nó chạy rồi còn đâu” – Lý lẽ thuyết phục của cô Minh Hiếu khi thực hiện hành động đường quyền dùng tiền che mặt.
Thế đó, ý nghĩa của “đi đường quyền” ban đầu là như trên.
Nhưng bản chất internet nói chung và Facebook nói riêng, ấy là mô-đi-phê mọi thứ. Hễ thấy vừa miệng, thấy vui và hợp hoàn cảnh là dân mạng cứ lấy xài thôi.
Đấy từ cái cầm tiền lên đi đường quyền cho sang, cho chảnh – thì người ta lại biến nó thành đường quyền mang tính chất bốp chát, bạo lực và hạ cẳng tay thượng cẳng chân.
Cũng đến nể anh tào lao nào đó đã biến “đường quyền” sang chảnh của cô Minh Hiếu thành… đánh vợ, trong khi đó cặp đôi trên đã lên tiếng đính chính là tin vịt.
Hy vọng với bài viết T8win.club chia sẻ trên đã mang lại những thông tin thú vị cho các bạn. Chúc một ngày tốt lành.