Top đội hình chiến tướng bất bại trên mọi “đấu trường xanh”

Nếu trong DTCL, đội hình chiến tướng chính là những đội quân kích hoạt được nhiều tướng nhất và có khả năng cường hóa sức mạnh. Thì trong bóng đá, các huấn luyện viên cũng xây dựng kiểu đội hình chiến tướng dựa theo đặc thù của từng câu lạc bộ. Song đội hình này vẫn đảm bảo phát huy được khả năng săn bàn của các cầu thủ. 

Đội hình chiến tướng phòng thủ 4 – 4 – 2

Đây là kiểu đội hình có xu hướng thiên về lối chơi phòng thủ và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đội hình 4 – 4 – 2 rất linh hoạt trong việc bật nhã và rút lui bốn tiền vệ ra về hàng thủ nhanh nhất. Kiểu đội hình này sẽ làm giới hạn không gian tấn công của đối thủ. Đồng thời, nó giúp đội nhà tạo được tuyến phòng ngự tuyệt vời. 

Tuy nhiên, để áp dụng thành công kiểu đội hình này, các “tướng” tiền vệ cánh cần phải có kỹ thuật nhạy bén, tốc độ nhanh để có thể lên công về thủ thuận lợi. Còn các “tướng hậu vệ trung tâm” sẽ thực hiện nhiệm vụ bám sát các tiền đạo, tiền vệ của đối phương nhằm hạn chế khả năng ghi bàn của đối thủ. 

đội hình chiến tướng
Một ví dụ về kiểu đội hình phòng thủ 4 – 4 – 2

Đội hình chiến tướng kim cương 4 – 4 – 2

Đội hình chiến thuật này chính là kẻ thủ khắc chế những đối thủ có khuynh hướng tấn công trung lộ thay vì việc tạo thế gọng kìm từ hai tiền vệ cánh. Do đó, lối chơi theo kiểu đội hình kim cương cũng sẽ sử dụng một tiền vệ chơi nhô cao với vai trò như tiền vệ tấn công. Bên dưới, cầu thủ này sẽ được yểm trợ bởi một tiền vệ đá thấp. Tiền vệ đá thấp cũng sẽ đảm nhận vai trò phòng thủ. 

Trong khi đó, tiền vệ trụ trở thành “hạt nhân” của chiến lược với nhiệm vụ ngăn chặn những đợt tấn công và thu hồi bóng của đối phương. Sau khi có được bóng, tiền vệ trụ sẽ tiến hành triển khai bóng cho tiền vệ tấn công và hai bên cánh để tìm cơ hội ghi bàn. 

Thêm vào đó, các “tướng” tham gia đội hình kim cương cần có phải có thể lực tốt, mạnh mẽ và sức bền cao. Đặc biệt là các cầu thủ chơi ở tuyến giữa để có thể hạn chế được không gian hoạt động và nhanh chóng dập tắt những đợt tấn công từ đối phương.

Chính vì vậy, tiền vệ đảm bảo vai trò tấn công cần phải sở hữu kỹ năng chuyền bóng nhanh chóng và giữ bóng tốt. Bởi cầu thủ này chính là nhân tố quan trọng tạo cơ hội cho hai tiền vệ hai bên phía trên. Đồng thời, các tiền vệ cánh cũng cần phải nhanh nhẹn, nhạy bén để có thể hỗ trợ tốt cho các đợt tấn công của đồng đội. 

đội hình chiến tướng
Đội hình chiến thuật kim cương 4 – 4 – 2

Đội hình chiến tướng tấn công 4 – 3 – 3

Chỉ với một chút thay đổi nhỏ về cách sắp xếp nhân sự, các huấn luyện viên đã có tạo nên những cơn cuồng phong vào lưới đối phương bằng đội hình 4 – 3 – 3. Đây chính là đội hình tấn công mạnh nhất được nhiều đội bóng nổi tiếng áp dụng. 

Trong đội hình chiến thuật tấn công này, một tiền đạo tài năng chính là nhân tố quan trọng để đảm nhận vai trò tạo khoảng không gian thuận lợi cho đồng đội ở khu cấm địa. Đây cũng chính là cách mà huyền thoại Lionel Messi thường áp dụng trong những năm tháng chơi bóng cho Barcelona. 

M10 đã từng xuất sắc đảm bảo nhận vai trò “chơi bao sân” với sức bền bỉ đáng ngưỡng mộ. Cầu thủ này đã có thể thi đấu như một tiền vệ phòng thủ hoặc nhanh chóng tham gia vào các cuộc tấn công và hỗ trợ đồng đội đúng lúc. 

Xung quanh vị trí tiền đạo này là các tiền vệ luôn sẵn sàng chuyền bóng cho tiền vệ cánh. Còn các cầu thủ ở hai bên cánh sẽ tận dụng các khoảng trống ở đường biên hoặc trung lộ để tìm kiếm cơ hội săn bàn. 

đội hình chiến tướng
Barca đã từng rất thành công trong kiểu đội hình tấn công 4 – 3 – 3 cùng Messi

Tóm lại, những đội hình chiến tướng trên đây đã làm thay đổi thành tích của rất nhiều cầu thủ. Không phải đội bóng nào cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên hay một đội hình duy nhất. Mà đó chính là kết quả của quá trình luyện tập và thích nghi. Quan trọng hơn hết là sự đa năng, mạnh mẽ và đoàn kết của các cầu thủ.