Manchester United không chỉ được biết đến với danh hiệu đội bóng hùng mạnh bậc nhất xứ sở Sương Mù mà còn nổi tiếng qua các kiểu logo độc đáo. Mỗi logo Manchester United đều gắn liền với cột mốc biến đổi qua từng thời kỳ trong suốt hơn 140 năm phát triển.
Table of Contents
Logo Manchester United đầu tiên – Cầu kỳ nhưng đầy ý nghĩa
Thật khó để tìm ra điểm chung giữa logo hiện tại và mẫu logo đầu tiên của câu lạc bộ bởi mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Điểm duy nhất còn giữ lại cho đến ngày nay chính là hình con tàu tượng trưng cho nền kinh tế của thành phố Manchester – nơi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh.
Mẫu logo đầu tiên của MU được lấy cảm hứng từ kiểu logo của “gã hàng xóm” Manchester City vào những buổi đầu mới thành lập. Trong đó, quả địa cầu là biểu tượng đại diện cho sức mạnh kinh doanh của thành phố và “con ong chăm chỉ” thể hiện sự siêng năng và kiên trì.
Hình ảnh linh dương trắng đeo sợi vàng thể hiện niềm tự hào về các thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật của thành phố Manchester. Đối diện là con sư tử vàng đội vương miện đại diện cho sự phát triển. Còn hình ảnh hoa hồng đỏ gắn trên cả hai con vật là biểu tượng riêng của Lancashire – một hạt thuộc Manchester – nơi mà câu lạc bộ này đang thi đấu.
Bên dưới là dòng chữ “Concilio et Labore” thể hiện ý nghĩa “sự khôn ngoan và nỗ lực”. Còn chi tiết 3 đường sọc kẻ là biểu tượng đại diện cho 3 con sông ở Manchester là sông Medlock, sông Irwell và sông Irk.
Logo Manchester United thứ 2
Mẫu logo thứ 2 này được thiết kế với ý nghĩa tưởng niệm về thảm họa Munich năm 1958. Đây là một thảm họa hàng không kinh hoàng khiến Manchester United gần như sụp đổ hoàn toàn. Khi ấy, đội hình chính của họ đã mất gần hết những “trụ cột” quan trọng. Trong khi huấn luyện viên trưởng Sir Matt Busby của đội cũng bị chấn thương nghiêm trọng.
Sứ mệnh “lèo lái” con thuyền MU vực dậy từ thảm họa và thăng tiến đến trận chung kết FA Cup năm được được đặt lên vai người trợ lý huấn luyện viên Jimmy Murphy. Đội bóng này đã thay đổi logo để tăng thêm sức mạnh tinh thần cho các cầu thủ với hình ảnh con đại bàng dang rộng cánh vươn lên từ đống tro tàn. Tuy nhiên, mẫu logo này lại không được câu lạc bộ sử dụng lâu dài. Sự đơn giản đã được đề cao. Logo này mang ngụ ý về một sự trở lại lợi hại hơn xưa của đoàn quân Quỷ đỏ.
Logo Manchester United thứ 3
Ở mẫu logo của thập niên 60 này, sự tinh giản đã được đề cao với ngụ ý về một sự trở lại đầy tươi mới và mạnh mẽ hơn của đoàn quân Quỷ Đỏ. Đó là hình con tàu, 3 đường sọc, tấm khiên – biểu tượng của thành Manchester, là những nét truyền thống còn được giữ lại. Còn 2 đóa hoa trắng ở hai bên là đại diện cho hạt Yorkshire.
MU còn bổ sung thêm hình ảnh dải băng được xếp ở bên trên và dưới tấm khiên. Trong đó, dải băng ở trên được in dòng chữ “Manchester United”. Còn dải bên dưới là dòng chữ “Football Club”.
Logo Manchester United thứ 4
Mẫu logo này được nhà MU sử dụng từ những năm thập niên 70 cho đến gần cuối thế kỷ 20 với sự thay thế của 3 đường kẻ sóc thành hình ảnh của một chú Quỷ màu đỏ. Đồng thời, đóa hoa ở hai bên cũng đã được biến tấu khác đi.
Hình ảnh chú Quỷ trên logo được cho là lấy cảm hứng từ đội bóng bầu dục của Salford City được báo chí Pháp mệnh danh là Les Diables Rouges, tức là những con quỷ đỏ sau chiến thắng vào năm 1934. Đồng thời, cái tên “Quỷ Đỏ” của câu lạc MU cũng được nảy sinh từ đây. Năm 1993, câu lạc bộ đã đổi màu chữ trên logo từ trắng sang vàng.
Logo Manchester United thứ 5
Một “cuộc cách mạng” về logo của đoàn quân Quỷ Đỏ lại được diễn ra vào năm 1998. Đây là lần thay đổi logo thứ 5 của đội bóng xứ Sương Mù với sự thay thế của dòng chữ “Football Club” bằng sự dàn trải của tên câu lạc bộ được thể hiện ở cả hai dải băng trên và trước. Đồng thời, mẫu logo này vẫn đang được đội bóng sử dụng cho đến ngày nay.
Như vậy, cái tên Manchester United đã không còn là một đội bóng đơn thuần mà đó là cả một thương hiệu của “làng cầu” thông qua những logo mới lạ. Bạn yêu thích mẫu logo Manchester United này trên đây thì hãy thử tải về điện thoại hoặc máy tính của mình ngay để chiêm ngưỡng và sôi sục khí thế chiến đấu cùng các cầu thủ nhé.