Nền bóng đá hiện đại hóa đã vô tình đánh mất đi các giá trị chân truyền vốn có. Tuy nhiên, đâu đó trên thế giới, đội tuyển Roma vẫn còn cất giữ bảo vật gia truyền Daniele De Rossi. Huyền thoại bóng đá Italia này đã trở thành “sói đầu đàn” cho binh đoàn La Mã trên hành trình tìm kiếm chức vô địch.
“Sói đầu đàn” Daniele De Rossi – Thủ lĩnh kiệt xuất của binh đoàn La Mã
Sở dĩ gọi De Rossi là “bảo vật gia truyền” của “làng túc cầu” Italia, một phần là nhờ vào truyền thống “cha truyền con nối” của gia tộc huyền thoại này. Cha của Daniele tuy chỉ là một cầu thủ hạng xoàng ở Serie C, nhưng ông lại gắn bó với công tác đào tạo trẻ tại Roma trong hơn 25 năm. Do đó, Daniele cũng rất hâm mộ Roma ngay cả khi chưa trở thành một cầu thủ.
Một lẽ khác là do người Roma luôn có truyền thống duy trì một biểu tượng nào đó của một đội bóng. Nói cụ thể hơn đó phải là một con người của thành phố này và gắn bó trọn đời với Roma. Trước đó, đội bóng thành La Mã đã có Francesco Totti, cho đến De Rossi và có thể sẽ là Alessandro Florenzi.
De Rossi là mắt xích kết nối của các thế hệ. Từ một cậu bé nhặt bóng bên ngoài đường piste Stadio Olimpico, huyền thoại này đã lớn lên trong niềm ngưỡng mộ Totti. Ở tuổi 34, De Rossi cũng rất miệt mài vượt qua giông bão và gồng hành thế hệ trẻ.
Trên sân cỏ, De Rossi được biết đến nhiều hơn với vai trò là một tiền vệ trụ tài năng. Năng lực thi đấu, sự sáng tạo của anh đã mở ra rất nhiều cơ hội để tiền vệ này có thể ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên, huyền thoại ấy lại sẵn sàng từ chối tất cả, từ chối những chân trời mới, hoành tráng hơn để đồng hành cùng Roma.
Không ít người hâm mộ lại tỏ ra tiếc nuối cho De Rossi. Bởi lẽ anh sẽ trở thành điều gì đó to lớn hơn, giá trị hơn so với việc trở thành biểu tượng của thế lực cũ kỹ. Nhưng chính lựa chọn này đã khiến “sói đầu đàn” này trở nên đặc biệt hơn.
Anh đã sẵn sàng chờ đợi nhiều năm liền để đợi đến ngày Totti giải nghệ và trở thành thủ lĩnh của binh đoàn La Mã. De Rossi luôn khao khát trở thành thủ lĩnh của đội bóng mà anh yêu kính. Điều này quý hơn bất kỳ điều gì trong sự nghiệp của anh. Cuối cùng, chân sút này cũng trở thành một đội trưởng như anh muốn.
Roy Keane – một thủ lĩnh và Rossi luôn kính trọng. Anh đã trở thành hình mẫu giống như thần tượng của mình – người truyền lửa đam mê cho toàn đội. De Rossi luôn có thừa sự máu lửa, nhiệt tình và cả những tranh chấp để không bao giờ khuất phục.
Phong thái của “sói đầu đàn” – Thất bại đã trở thành thành tựu
De Rossi là một thủ lĩnh thẳng tính và nóng nảy. Anh luôn sẵn sàng đấm vỡ mồm cầu thủ quay video trong phòng thay đồ trước giờ đấu lên Instagram. Nghe có vẻ hơi bốc đồng. Và điều này đã khiến “thủ quân” của Italia phải trả giá bằng một tấm thẻ đỏ.
Trong trận Italia gặp Mỹ tại vòng bảng World Cup 2006, Rossi phải nhận một chiếc thẻ đỏ vì chơi xấu Brian McBride. Tuy nhiên, chính tinh thần này đã đưa anh trở lên với hình tượng sung sức hơn, khát khao chiến thắng hơn để tạo nên những màn đầu đẹp mắt. Rossi đã thuận lợi cùng Azzurri bước lên đỉnh thế giới.
Trong bóng đá, tội đồ trở thành người hùng không phải là hiếm có. Rossi cũng đã có nhiều lần “rũ bùn” đi lên. Điển hình như trong vòng tứ kết Champions League 2018 trước Barcelona, De Rossi đã thực hiện thành công quả penalty để khiến người hâm mộ quên đi pha phản lưới ở lượt đi.
Giờ đây, De Rossi đã biết cách kìm lại máu lửa vào trong. Anh đã lùi xuống sâu hơn để đọc vị trận đấu, kiến tạo kết cấu, hỗ trợ đồng đội và bao bọc cho hàng thủ. Hình tượng một con sói đầu đàn hăng máu đã trở thành một thủ lĩnh lọc lõi và điềm tĩnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi cần thì Rossi cũng không ngại vung gậy bóng chày hoặc cú chuồi bóng hay.
Thời hoàng kim của binh đoàn La Mã đã qua. Nhưng De Rossi vẫn còn đó. Một con “sói đầu đàn” luôn sừng sững và truyền lửa cho thế hệ sau. Đặc biệt, người thủ quân này lại là hình mẫu cho các biểu tượng gia truyền tiếp theo của thành Roma.