Tiến Công Sủng Phi là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Trịnh Thế Thanh Ca. Mạch truyện được bao trùm bởi không gian cổ đại, cung đấu và trùng sinh. Câu chuyện vừa lột tả được cuộc đấu đá thâm hiểm của chốn hậu cung, vừa thể hiện được tình cảm mặn nồng mà hoàng đế Tề Ngọc dành cho Thẩm Vũ.
Tiến Công Sủng Phi – Truyện cung đấu ngôn tình
Dưới bút pháp của Trịnh Thế Thanh Ca, Tiến Công Sủng Phi đã được khắc họa trong màu sắc cổ đại, trùng sinh và cung đấu. Nhưng đây lại không hẳn là một tác phẩm thuần cung đấu hay thuần ngôn tình. Mà nó lại là sự kết hợp của cả hai thứ ấy.
Trong truyện, nhân vật Hoàng đế Tế Ngọc có ba vạn tám nghìn mỹ nữ trong hậu cung, ngụ ý nói phi tần nhiều vô số kể. Tuy nhiên, vị hoàng đế này lại chưa lập Hoàng hậu và cả 2 đời, Tề Ngọc đều yêu nàng Thẫm Vũ.
Nhắc đến Thẩm Vũ, người ta sẽ nghĩ ngay đến một phi tử hiền lành, lương thiện. Nhưng cuộc sống của người tốt lại thường không tốt đẹp. Nàng sủng phi này đã bị chính chị em ruột của mình hại chết, đau đớn thay đó lại là “một xác hai mạng”.
Đời này nàng được trùng sinh sống lại và quyết định bao thù. Ở đời trước, nàng là sủng phi của Hoàng đế. Nhưng ở đời này, nàng không muốn trở thành người nhẫn nhục, hiền đức. Ngược lại, nàng đã muốn phản kháng, muốn đứng lên mọi người, muốn trở thành sủng quan hậu cung.
Tiến Công Sủng Phi mang nhiều nét mới mẻ
Xét về cốt truyện, Tiến Công Sủng Phi được so sánh là có vài nét tương đồng với Ký sự hậu cung. Bởi vì nhân vật trong truyện cũng có tình từ đời trước, nhưng lại bị hãm hại và được trùng sinh trở lại, quyết trả thù và làm lại mọi thứ ở đời này. Nữ chính sau khi hồi sinh đã thay đổi 180 độ. Nàng trở thành một nữ nhân “ngực lớn” kiêu ngạo. Sau bao cuộc đấu đá cuối cùng kết thúc bắt việc giải tán hậu cung.
Tuy nhiên, cung đấu trong Tiến Công Sủng Phi lại có nhiều nét khác biệt lớn. Tác giả Trịnh Thế Thanh Ca đã khắc họa bối cảnh hậu cung Đại Tần với 3 phe thế lực lớn. Đó là Thế gia, Thái Hậu và Hoàng Thượng. Ba phe này đấu đá với nhau kịch liệt để giành địa vị, chức quyền và không ai nhường ai.
Thêm vào đó, hậu cung của Đại Tần lại còn có thêm một quy tắc là “giết mẹ giữ con”, tức là nếu phi tử sinh được con trai, thì con người đó được chọn làm Thái tử. Nhưng trước khi Thái tử đăng cơ, người mẹ ruột phải tự bỏ mình trước.
Do đó, các gia tộc đều không ngừng đưa đích nữ vào cung để tranh giành địa vị cao với mong muốn làm hoàng hậu. Đồng thời, họ cũng cho thứ nữ vào cung để làm phi tần để tranh thủ tình cảm của đế vương và đảm nhận nhiệm vụ sinh hoàng tử.
Tác giả đã xây dựng nhân vật nữ chính thông minh, mạnh mẽ bằng giọng văn hài hước, ngọt ngào. Thẩm Vũ mang thù hận trong lòng nhưng lại không quá độc đáo. “Trăm phương ngàn kế” mà nàng tính ra cũng chỉ là kế nhỏ nhặt. Chỉ có đối thủ “ác giả ác báo”, tự đến tìm chỗ chết.
Màu sắc cung đấu trong truyện không nhiều. Bởi nữ chính thường dựa vào hoàng đế khá nhiều. Tề Ngọc ban đầu sủng hạnh Thẩm Vũ vì nhan sắc xinh đẹp, mỹ miều. Nhưng về sau, chính sự dịu dàng, tháo đáo và xem đế vương là tất cả khiến Tề Ngọc càng sủng ái Thẩm Vũ hơn thế nữa.
Tề Ngọc là một vị hoàng đế tàn khốc trên tiền triều, có tiếng nói, có quyết đoán. Anh rất thông minh để có thể lợi dụng thế chân vạc mà nắm giữ triều chính. Trong truyện này, tiền triều và hậu cùng có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Do đó, mỗi khi muốn nâng vị, thị tẩm ai, Tề Ngọc đều cân nhắc đến thế cục trên triều.
Tuy nhiên, đối với Thẩm Vũ thì lại ngoại lệ. Vị hoàng đế này sẵn sàng vì nàng mà học làm diều, chơi diều, dạy nàng hát đồng dao, mua kẹo đường,… Điều này giống như một sự bù đắp cho tuổi thơ thiếu hụt của nàng mà suýt nữa đã bị Tề Ngọc phá nát.
Tiến Công Sủng Phi đã xây dựng một hậu cung rất thật và rất sống động. Giọng văn hấp dẫn, tình tiết lôi cuốn đã giúp câu truyện cung đấu – ngôn tình đầy ắm những nét tươi mới và ngọt ngào. Có cung đấu nhưng lại không quá khốc liệt, tàn nhẫn. Có ngôn tình và rất ngọt ngào, lãng mạn.