Tuẫn táng là một hủ tục xuất hiện từ thời xưa xa ở các triều đại phong kiến của Trung Quốc. Đó là khi vị minh chủ “băng hà” thì các nô tì, phi tần sẽ chết theo cùng. Tuy nhiên, đến đầu triều Thanh thì hủ tục này đã được xóa bỏ. Nhưng liệu số phận của các phi tần liệu có tốt đẹp hơn khi xóa bỏ hủ tục chết cùng chồng này hay không?
Triều Thanh bỏ tuẫn táng, cái kết nào cho các phi tần?
Những tưởng, những thê thiếp, phi tần của hoàng thượng sẽ có kết cục viên mãn hơn khi người băng hà. Tuy nhiên, trên thực tế, họ lại tiếp tục chịu sự quản thúc của Hoàng đế kế chiếm. Khi đó, những phi tần không có con cái, địa vị sẽ không được xuất cung cho đế ở chung một chỗ và được cấp phát cơm ăn áo mặc từ triều đình.
Cuộc sống ở nơi mới tuy không có nhiều kẻ hầu người hạ hay cung điện uy nghi. Nhưng đổi lại, họ có thể tận hưởng những tháng ngày bình lặng và không còn cảnh đấu tranh khốc liệt vì quyền lực so với hồi Tiên đế còn tại thế. Cộng thêm việc tranh đấu địa vị lúc này đã không còn ý nghĩa gì khi ngài vàng đã được người sau kế vị.
Có lẽ, phi tử có kết cục tốt hơn hẳn của Tiên đế chính là thái hậu đương triều – mẫu thân của hoàng thượng. Một số phi tần may mắn tiếp theo là những người có con cái, có địa vị cao trong triều chính. Khi đó, họ sẽ được phong làm Thái phi và thừa hưởng những đặc quyền xếp sau Thái hậu.
Một số phi tử kém may mắn hơn khi trước kia không may có tị hiềm với Thái hậu hay hoàng đế đương triều sẽ bị lãng quên ở một nơi nào đó trong hoàng cung. Phần đời còn lại mãi mãi sống trong cô đơn ở chốn thâm cung. Tuy nhiên, có lẽ, cái kết này vẫn còn may mắn hơn nhiều khi không phải chết tức tưởi vì các cuộc tranh đấu hậu cung.
Tóm lại, sau khi Hoàng đế băng hà, số phận của các phi tử dưới triều Thanh sẽ rất khác nhau. Nhưng nhìn chung thì không quá bi thảm và có thể bảo toàn được tính mạng. Thậm chí, một số người còn có cuộc sống thoải mái, tốt đẹp hơn khi Tiên đế còn tại thế.
Những thảm án tuẫn táng đầy uẩn khuất của Thanh triều
Tuy nói là tục tuẫn táng đã được xóa bỏ từ đầu triều Thanh, nhưng tầng lớp thống trị của Mãn tộc xưa vẫn còn lưu giữ truyền thống này. Những người bị chôn theo cùng thường là các thê thiếp không có con cái hoặc thân phận thấp kém.
Nổi tiếng nhất là Đại phi A Ba Hợi – một phi tần rất được Thanh Tái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái. Nhưng chính tình yêu này cũng đã khiến bà không có kết cục đẹp. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đặc biệt dặn dò muốn Đại phi A Ba Hợi tuẫn táng cùng mình khi qua được. Do đó, Đại phi này đã bị những người con của chồng bức tử để tuẫn táng cùng.
Trinh phi của Thuận Trị đế cũng là một thảm án liên quan đến hủ tục này. Trinh phi là em họ của Đổng Ngạc phi – vị phi tần mà Thuận Trị đế rất mực sủng ái. Do đó, khi Đổng Ngạc phi qua đời, hoàng đế cũng lâm bệnh nặng và mất cách đó không lâu.
Điều này khiến Hiếu Trang Hoàng Thái hậu vô cùng giận dữ, cộng thêm việc bà không vừa mất Đổng Ngạc phi. Trinh phi đã hy sinh tuẫn táng cùng Hoàng đế để dập tắt lửa hận của Thái hậu và đổi lấy sự khoan hồng.
Đến triều đại của Khang Hy, Trinh phi đã được truy phong là Hoàng Khảo Trinh Phi. Năm Khang Hy thứ 12, hủ tục tuẫn táng này chính thức được bãi bỏ và biến mất dần trong dòng chảy lịch sử của Trung Hoa.
Như vậy, tuẫn táng tuy là một hủ tục, nhưng nó lại là một dấu ấn quan trọng của lịch sử Trung Hoa. Mỗi câu chuyện về thủ tục này luôn gắn với những bí ẩn mà hậu thế không thể nào thấu hiểu hết. Thế mới thấy lịch sử là điều đặc biệt nhưng cũng vô cùng bí ẩn.